HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CHỨNG NHẬN ISO 14000

ISO 14000 là gì?

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn toàn cầu về hệ thống quản lý môi trường (EMS) và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đến nay đã có khoảng 360.000 chứng chỉ được cấp ra.

Chứng nhận ISO 14000 mang lại lợi ích gì?

ISO 14000 đưa ra các quy định cụ thể cho việc thiết lập, thực hiện và duy trì, cải tiến liên tục hệ thống quản  lý môi trường của tổ chức. Điều này giúp tổ chức có thể kiểm soát các khía cạnh môi trường, giảm thiếu các tác động môi trường và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của pháp luật. Một số nghiên cứu cho thấy việc áp dụng triệt để tiêu chuẩn ISO 14000 giúp rác thải văn phòng có thể tái chế được lên tới hơn 70%.

Gần như mọi tổ chức đều có thể nhận được lợi ích từ việc đạt được chứng nhận ISO 14000. Việc chứng nhận này tăng trưởng 5.5% vào năm 2020 chứng tỏ sức lan tỏa mạnh mẽ của bộ tiêu chuẩn này.

Làm thế nào để được chứng nhận ISO 14000?

Để được chứng nhận ISO 14000, doanh nghiệp của bạn có thể trải qua một số bước sau, nhưng không hạn chế:

1- Chuẩn bị: Tổ chức cần xác định rõ cách tiếp cận của mình, đồng thời đưa ra một kế hoạch cụ thể cho các mục tiêu môi trường mà mình cần hướng tới. Điều quan trọng nhất trong bước này, là tổ chức cần xác định rõ, mong đợi của mình khi áp dụng ISO 14000. Các hoạt động đào tạo nhận thức chung về ISO 14000, các buổi thăm qua mô hình áp dụng thành công là một vài gợi ý.

Tổ chức xem xét việc:

Tìm hiểu các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 14000
Hướng dẫn, giải thích rộng rãi trong toàn bộ tổ chức về tiêu chuẩn và cách thức cụ thể để áp dụng chúng
Các bước tiến hành áp dụng (cần phải rất chi tiết)

2- Văn bản hóa

Sẽ là cực hình đối với các tổ chức khi áp dụng ISO một cách thụ động. Bởi lúc này, họ sẽ phải thiết lập và kiểm soát rất nhiều thông tin dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Một cách tiếp cận dễ dàng là xác định rõ các quá trình mà tổ chức cần văn bản hóa. ISO 14001:2015 cũng cho phép tổ chức đưa ra các ngoại lệ cho mình (không áp dụng) nếu không có các hoạt động đó, hoặc nếu không có, không ảnh hưởng tới quá trình quản lý môi trường của tổ chức.

Có hai thái cực khi văn bản hóa:

– Quá chi tiết: điều này rất tốt, mọi việc đều được mô tả rõ ràng. Tuy nhiên, sẽ tốn thời gian cho việc thiết lập và kiểm soát. Đôi khi có những công việc không cần kiểm soát lại được thiết lập quá chi tiết, gây lãng phí.
– Quá sơ sài: Các quá trình của tổ chức không được nhận biết và kiếm soát đầy đủ. Việc này dễ dẫn đến hiểu nhầm hoặc có sai sót khó kiểm soát.

Vậy, như thế nào là đủ? Một tổ chức có thể cân nhắc các thông tin dạng văn bản sau khi bắt đầu thiết lập các văn bản cho hệ thống quản lý môi trường:

  • Chính sách môi trường
  • Phạm vi của Hệ thống quản lý môi trường
  • Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
  • Các nghĩa vụ tuân thủ yêu cầu pháp luật về môi trường
  • Các thủ tục/quá trình/quy trình
  • Bản đồ các quá trình
  • Mục tiêu môi trường
  • Các hướng dẫn công việc
  • Các biểu mẫu
  • Các hồ sơ công việc cần được duy trì và lưu giữ đầy đủ để chứng minh năng lực quản lý môi trường của tổ chức khi có yêu cầu từ bên thứ hai hoặc thứ ba.

3. Áp dụng và liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường

4. Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 14000 có đủ năng lực, được công nhận.

Tại sao tổ chức nên sử dụng dịch vụ chứng nhận ISO 14000 của IQC?

  • IQC là tổ chức của Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực để đồng hành cùng các doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
  • IQC đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công nhận cho hoạt động chứng nhận ISO 14000.
  • Được Cơ quan Công nhận BoA đánh giá giám sát để nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Chuyên gia đánh giá của IQC có năng lực và kinh nghiệm lâu năm.
  • IQC chỉ sử dụng chuyên gia đánh giá và chuyên gia kỹ thuật theo phạm vi đã được phê duyệt.

TÌM HIỂU THÊM VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015

KHÁCH HÀNG ĐÃ ĐƯỢC IQC CHỨNG NHẬN

ISO 14001:2015