chứng nhận hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơNhững yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn hữu cơ bao gồm đa dạng sinh học, vùng đệm, vùng sản xuất song song, các vật liệu biến đổi gen (GMOs). Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam đầu tiên (TCVN 11041-1:2017) dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về chứng nhận hữu cơ được thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế (CODEX, IFOAM…) và tiêu chuẩn của các nước có nền nông nghiệp hữu cơ phát triển như Mỹ, EU, Nhật cùng các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines và Trung Quốc.

Ở mỗi quốc gia, tiêu chuẩn hữu cơ cho nông nghiệp còn được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận hữu cơ ở quy mô quốc tế. Trong đó, IQC  là tổ chức tại Việt Nam cung cấp chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ như: trồng trọt hữu cơ (rau, quả, trà, cây lương thực) và chăn nuôi hữu cơ (thịt, sữa…)

Tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017 khái quát bao gồm:

Yêu cầu về khu vực sản xuất; Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ; Duy trì sản xuất hữu cơ; Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ; Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Lựa chọn loài và giống cây trồng; Quản lý đất; Quản lý nước; Quản lý phân bón; Quản lý sinh vật gây hại; Kiểm soát ô nhiễm; Thu hái tự nhiên; Các công nghệ không thích hợp; Các chất được phép sử dụng trong trồng trọt hữu cơ; Kế hoạch sản xuất hữu cơ; Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. Ngoài ra, Tiêu chuẩn còn đưa ra Danh mục các chất được phép sử dụng trong trồng trọt hữu cơ

Các tiêu chuẩn này đều nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất hữu cơ nói riêng, góp phần gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, hàng lưu thông trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là một giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và gia tăng an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao đời sống xã hội.

Trang trại có thể tham khảo thêm: Danh mục Các chất được dùng trong trồng trọt hữu cơ

Cùng chuyên mục