Thông tư 21/2017/TT-BCT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY DỆT MAY

Chứng nhận hợp quy dệt may là gì?

QCVN 01:2017 quy định sản phẩm dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải chứng nhận hợp quy phù hợp với quy định tại quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR). Bộ Công thương cho phép doanh nghiệp được tự công bố hợp quy dưới 2 hình thức là Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã được chỉ định. Bảng hợp quy này phải thể hiện mức giới hạn về hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi giới hạn tối đa 30mg/kg; Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da giới hạn tối đa 75mg/kg; Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da tối đa là 300mg/kg. Bên cạnh đó, hàm lượng mỗi amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo không vượt quá 30mg/kg.

Chứng nhận hợp quy dệt may mang lại lợi ích gì?

  • Đối với người (nhà) sản xuất

Chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ quy định; quy chuẩn của pháp luật Việt Nam

Nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may. Tạo dựng niềm tin của khách hàng; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả; giảm thiểu tối đa chi phí và rủi ro

  • Đối với người tiêu dùng, cộng đồng

Chứng nhận hợp quy góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm dệt may an toàn.

  • Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Chứng nhận hợp quy dệt may là công cụ, căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm dệt may đang được lưu hành trên thị trường.

Làm thế nào để được chứng nhận Hợp quy Dệt may?

  1. Nhà sản xuất cần tải về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01:2017 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỨC GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ CÁC AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY
  2. Áp dụng các điểm kiểm soát cần thiết trong Quy chuẩn.
  3. Nhà sản xuất chủ động lấy mẫu, thử nghiệm sản phẩm tại Tổ chức thử nghiệm có đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định 107
  4. Tự đánh giá/kiểm tra nội bộ theo các điểm kiểm soát.
  5. Đăng ký chứng nhận hợp quy với IQC, đơn vị được Bộ Công thương chỉ định.
  6. Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm tại hiện trường.
  7. Nhận chứng chỉ hợp quy do IQC cấp nếu tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu của quy chuẩn.

Phương thức đánh giá

Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.

Đánh giá giám sát

Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không được quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 01 năm/lần/chỉ tiêu.

Tại sao nhà sản xuất nên sử dụng dịch vụ chứng nhận của IQC

  • IQC là tổ chức chứng nhận hợp quy dệt may được Bộ Công thương chỉ định.
  • IQC là tổ chức của Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực để đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trong cạnh tranh toàn cầu.
  • IQC đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công nhận cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
  • Được Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) đánh giá giám sát hàng năm để nâng cao chất lượng dịch vụ
  • Được thanh tra, kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ theo đúng quy định.
  • Chuyên gia đánh giá của IQC có năng lực và kinh nghiệm.
  • Khách hàng của IQC là các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

TÌM HIỂU THÊM VỀ QUY CHUẨN DỆT MAY

KHÁCH HÀNG ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN

HỢP QUY DỆT MAY